Nếu các cô bấc đến thăm HỒNG NGA,xin vào trang "HƯNG YÊN QUÊ MẸ" (http://hongngahungyen.blogspot.com/
Hồng Nga ít ở trang này.Xin cảm ơn ạ!
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Đã đăng trên HƯNG YÊN QUÊ MẸ
VĂN TẢ VỀ BÀ
Đã có câu chuyện thế này: Cô giáo ra đề văn "Em hãy tả về bà em", bà em bé mới ngoài 50,ngoài 50 tuổi thời nay ở cả nông thôn cũng như thành thị thì trông vẫn có vẻ còn "rửng mỡ và ngứa sườn", dân xe ôm thì nói rằng "trông vẫn còn NGON, không thể hom hem như bà lão 60 cách đây 50 năm được".
.Em bé TẢ THỰC,nhưng bị phê,thật đáng buồn!
HỒNG NGA THA VỀ ĐÂY ĐỂ CÔ DÌ CHÚ BÁC,ANH CHỊ CÙNG BẠN BÈ ĐẾN THĂM HN đọc cho nó thoải cái mái đầu nhé!
***
.Em bé TẢ THỰC,nhưng bị phê,thật đáng buồn!
HỒNG NGA THA VỀ ĐÂY ĐỂ CÔ DÌ CHÚ BÁC,ANH CHỊ CÙNG BẠN BÈ ĐẾN THĂM HN đọc cho nó thoải cái mái đầu nhé!
***
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại – mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka – Râu – Ô – Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
---------------
Nguyễn Trọng Tạo St trên Facebook.
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
THƯ GIÃN
Đi cho biết đó biết đây
Không xem tin tức,biết ngày nào khôn!
----
Thư giãn chút bà con,ta hay đến nhà nhau,đọc thơ phú của nhau,quả thực hiểu được ý tứ trong thơ cũng khó lắm.Thôi đi chơi giải trí một chút.
Xin mời các bạn:
Không xem tin tức,biết ngày nào khôn!
----
Thư giãn chút bà con,ta hay đến nhà nhau,đọc thơ phú của nhau,quả thực hiểu được ý tứ trong thơ cũng khó lắm.Thôi đi chơi giải trí một chút.
Xin mời các bạn:
– Vụ quan tài diễu phố: Bị giết sau đó hất xuống nước (Zing/ Infonet/ TT/ NĐT/ Cu Làng Cát). – VĨNH PHÚC: DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỤ ĐƯA QUAN TÀI ĐI ĐÒI CÔNG LÝ (Tễu). – MỘT HÌNH ẢNH QUÁ BUỒN (Nguyễn Quang Vinh). – Vĩnh Yên ngập tràn cảnh sát (Người Buôn Gió). - Vụ dân mang quan tài đi diễu hành: “Chưa xác định cái chết nạn nhân có liên quan đến người nhà chủ tịch tỉnh”(TN). - Vụ chết người ở Vĩnh Phúc: Người dân “hiểu lầm”? (NLĐ).
- Con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc làm việc với CQĐT (TP). - Vụ giết người ở Vĩnh Phúc: Triệu tập một giám đốc DN (VNN). - Vụ mang quan tài diễu phố: Xem xét khởi tố vụ án mới (NLĐ). - Lộ nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc (GDVN). - Lộ nhân vật ‘lạ’ trong vụ giết người chấn động ở Vĩnh Phúc (PT). - Vụ “mang quan tài diễu phố”: Người đi cùng nạn nhân “biến mất” bí ẩn (TN). - Điều tra “mắt xích” quan trọng trong vụ xác chết dưới mương (DT). - Vĩnh Yên 2 ngày sau vụ dân mang quan tài qua các phố (GDVN).
***
Vụ giết người ở Vĩnh Phúc: Gia đình chờ sự công minh (VNN). - Vụ mang quan tài “diễu phố”: Xem xét có khởi tố vụ án hay không (LĐ). - Công an làm việc với con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc (GDVN). - Vụ giết người ở Vĩnh Phúc: Gia đình chờ sự công minh (VNN). - Thêm thông tin về vụ án mạng ở Vĩnh Phúc (PT). - ‘Gia đình mang quan tài để đòi công lý, không gây rối’ (VNE). - BẤT AN VÀ BẤT TÍN (Văn Công Hùng).
LONG LON RUNG
Đi chơi đây đó cũng vui,nhất là đi với những "bậc cao niên"-(các anh nhớn tuổi),các anh ấy kể nhiều chuyện vui đáo để. Một trong những chuyện vui,đó là chuyện LONG LON RUNG.
Các anh ấy kể thế này:
-Thời trước 1968,ở nước ta,máy chữ đều không có dấu.Ty giáo dục Hải Dương có "công văn" gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ Sơn La,có đoạn:
"...de lam giao cu truc quan cho h/s,chung toi muon lam con lon rung giong nhu that nen can long lon rung cam vao,vay de nghi HLHPN SL suu tam,ban cho chung toi 3 kg,moi kg LONG LON RUNG chúng toi tra 5 tram dong..."
Đáng lẽ phải đọc là: "...để làm giáo cụ trực quan cho học sinh,chúng tôi muốn làm con lợn rừng giống như thật nên cần lông lợn rừng cắm vào,vậy đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Sơn La sưu tầm,bán cho chúng tôi 3 kg,mỗi kg lông lợn rừng chúng tôi trả 500 đồng"
Năm trăm đồng thời 1968 về trước là rất lớn.Được yêu cầu này,hội LHPN SL rất thích.Một phong trào phát động trong chị em: "đóng góp LONG LON RUNG",thôi thì bới mót cả trong nhà tắm công cộng,nhà tắm tư,không thể kiếm nổi vài lạng, ( trên đó chị em hay tắm tiên ngoài suối)đừng nói kiếm đến 3 kg,chị em đành hy sinh lấy cả những cái chưa rụng,dù không thoải mái gì.
Khi mang đủ LONG LON RUNG (mà chị em toàn tỉnh đã mất nhiều công sức sưu tầm )về trao cho Ty Giáo dục Hải Dương,các ông lãnh đạo xem xong,mới tá hỏa rằng: chị em phụ nữ Sơn La đã đọc và hiểu nhầm.
Thật tội nghiệp!
Các anh ấy nói thêm: Chuyện thật,ai không tin đi hỏi ông trưởng ty giáo dục Hải Dương và bà Hội trưởng Hội LHPN Sơn la thời đó , khắc rõ.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Nhật ký Bo bo: Hướng dẫn thêm lời bình (Recent Comments) cho blogger
Nhật ký Bo bo: Hướng dẫn thêm lời bình (Recent Comments) cho blogger(bài này đăng rồi,để dễ tìm HN đăng lại)
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
Thơ sưu tầm.
Trọng Văn có bài thơ "Định nghĩa về tình yêu".
Nếu bạn nào ở tuổi mới "đỏ mặt" mà đọc thì thấy nó "cù nhầy" thế nào ấy,nhưng nhớn rồi mới yêu và đã qua trải nghiệm rồi thì có vẻ như "đung đúng" chăng?
Xin các bạn xem qua nhé:
Yêu là bán tâm hồn cho kẻ khác
Đánh đổi về chút cảm giác si mê
Cũng lắm khi chỉ chuốc lấy ê chề
Buồn ray rứt, ủ ê… lòng trống rỗng!
Lúc thất tình người đâm ra chán sống
Thấy cuộc đời chả đẹp giống như mơ
Ai bảo rằng tình yêu thật nên thơ?
Chắc kẻ đó chưa bao giờ yêu đấy!
Tình yêu nào thiết tha và nồng cháy?
Họa may mình nhìn thấy nó trong phim
Khó hơn hẳn xuống biển để mò kim
Đừng phí sức kiếm tìm chi vô ích!
Hôn nhân thường là những cuộc giao dịch
Cả đôi bên có mục đích riêng tư
Lỗ hay lời thì phải nói… hình như
Được cân nhắc kỹ càng từ… tim/óc.
Nếu bạn nào ở tuổi mới "đỏ mặt" mà đọc thì thấy nó "cù nhầy" thế nào ấy,nhưng nhớn rồi mới yêu và đã qua trải nghiệm rồi thì có vẻ như "đung đúng" chăng?
Xin các bạn xem qua nhé:
Yêu là bán tâm hồn cho kẻ khác
Đánh đổi về chút cảm giác si mê
Cũng lắm khi chỉ chuốc lấy ê chề
Buồn ray rứt, ủ ê… lòng trống rỗng!
Lúc thất tình người đâm ra chán sống
Thấy cuộc đời chả đẹp giống như mơ
Ai bảo rằng tình yêu thật nên thơ?
Chắc kẻ đó chưa bao giờ yêu đấy!
Tình yêu nào thiết tha và nồng cháy?
Họa may mình nhìn thấy nó trong phim
Khó hơn hẳn xuống biển để mò kim
Đừng phí sức kiếm tìm chi vô ích!
Hôn nhân thường là những cuộc giao dịch
Cả đôi bên có mục đích riêng tư
Lỗ hay lời thì phải nói… hình như
Được cân nhắc kỹ càng từ… tim/óc.
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013
TẾT TẾT TẾT ĐẾN RỒI !
VUI NHƯ TẾT,HÁO HỨC NHƯ TẾT,bạn Nhân đã thu lượm được cảnh của cái buổi háo hức này,bà con ôn lại cho "vui" nhé:
... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp
Hoàn toàn không phải chuyện ngày xửa ngày xưa,mà mới hôm qua...H.N còn nhớ các cửa hàng bách hóa bầy hàng đề "hàng mẫu không bán",bia hơi đong vào lon sữa bò bán cho khách,ai muốn uống phải xếp hàng vài tiếng,mỗi cốc bia phải mua kèm ít "kẹo bột sữa"-thứ sữa người Âu dùng để chăn nuôi.
Tết đến mỗi gia đình được dăm lạng thịt,vài chục gam mì chính,vài bao thuốc Trường sơn hay Tam đảo,Điện biên (sang trọng số 1 là Thăng long-nhà quan mới được phân phối) .
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. |
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào
các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích,
trang trí cho có không khí ngày Tết.
|
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt. |
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội. |
Mua vải may quần áo cho trẻ con. |
THỊT QUAY (bán theo phiếu mua thực phẩm) |
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh, (còn gọi là rượu mùi) Xịn nhất là rượu Nàng Hương. |
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết. |
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà. |
Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.
|
Quầy bán tranh, hoa Tết... |
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông. |
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới. |
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này. |
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không đủ chỗ ngồi, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu. |
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.Cũng phải ngồi trên nóc ô tô. |
... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên. |
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang. |
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất. |
Đường phố Hà Nội những ngày Tết. |
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó. (tờ 5 hào là nửa 1 đồng,giá trị cũng to:lương kỹ sư bậc 1là 60 đồng/tháng,tiền lẻ có giá trị như "thẻ thương binh",ai có tiền lẻ lên mua trước,khỏi xếp hàng) |
Khi Tết qua đi...
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình. (Xe điện HÀ NỘI.Hồi đó HN có mấy tuyến xe điện thời Pháp để lại: Bờ hồ -Cầu Giấy,Bờ Hồ-Hà Đông...) |
Hàu như 100% người đi lại dùng xe đạp: lương công nhân phải tiết kiệm mấy năm mới mua được. |
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013
Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)